4 giai đoạn trong nghiên cứu thị trường để đảm bảo được thành công

Để mở rộng quy mô một cách bền vững, bạn cần kiểm tra chiến dịch Marketing của bạn trong hiện tại; các thị trường trọng điểm của đối thủ; và thậm chí các thị trường hoàn toàn khác nhau.

Không cần biết là bạn tạo ra sản phẩm tuyệt vời như thế nào. Bạn cần phải biết là người ta có muốn nó hay không. Muốn vậy, thì bạn cần phải .

4 giai đoạn trong nghiên cứu thị trường để đảm bảo thành công

Các startup hiện nay thường phải đối diện với thất bại, với con số thống kê là 9/10 doanh nghiệp startup ra đời và bị loại khỏi cuộc chơi. Theo một nghiên cứu cho biết thì có khoảng 42% startup thất bại vì họ đã tạo ra một sản phẩm mà không ai muốn mua.

Và bài học rút ra là: không cần biết là ý tưởng của bạn như thế nào, bạn cần phải đảm bảo là thị trường ngoài kia muốn được trải nghiệm sản phẩm mới mẻ của bạn hay không. Đó là lí do tại sao bạn cần phải nghiên cứu ý tưởng của bạn trước.. Nó là một bước cần thiết trước khi bạn bắt đầu.

Để đảm bảo là bạn có thể giữ doanh nghiệp của mình trong guồng quay của thị trường, thì bạn đừng chỉ thực hiện các nghiên cứu thị trường trước khi bạn ra mắt. Hãy đào sâu hơn nữa vào mỗi bước trong giai đoạn của startup. Dưới đây là cách thức cho bạn.

1. Xác định được sản phẩm của bạn giải quyết vấn đề gì cho thị trường
Giai đoạn này không phải là nhận diện ra vấn đề của thị trường. Mà là giải pháp. Đây là một giai đoạn mà bạn cần phải thực hiện đầu tiên trong việc nghiên cứu thị trường.

Lấy ví dụ một công ty Pay By Touch. Tổ chức này dường như đã gục ngã với công nghệ thanh toán sinh trắc học của nó. Lẽ ra thì việc nghiên cứu thị trường đã nên cho người sáng lập của tổ chức này biết rằng: người tiêu dùng vẫn chưa thấy cần phải thanh toán theo hình thức chạm một ngón tay.

Mãi cho đến sau này, khi mà mọi người nhìn thấy lợi ích của công nghệ này; thì đã có 40 triệu thẻ tín dụng bị hack.

Để tránh chung số phận với Pay By Touch, hãy xác định các vấn đề bạn có kế hoạch để giải quyết. Liệu đã có một giải pháp nào tồn tại? Liệu bạn có thể cải tiến nó? Đây sẽ là bước đầu của doanh nghiệp của bạn. Nhưng không dừng lại ở đó. Để xác định quy mô của các thị trường tiềm năng và nắm bắt dữ liệu cạnh tranh, hãy tiến hành nghiên cứu với các dịch vụ trực tuyến.

Tốt nhất, bạn nên cố gắng để đạt được các kết quả khảo sát ngẫu nhiên, người dùng ẩn danh, để đảm bảo kiếm được thông tin phù hợp cho sản phẩm của bạn. Bạn có thể nhận được các ý kiến ​​thật hơn của khách hàng tiềm năng thông qua các cuộc buổi gặp mặt trực tiếp, mạng xã hội hoặc thông qua một bài Quora.

2. Xác định lại nhu cầu của thị trường
Nếu bạn tự tin là ý tưởng của bạn là thú vị, thì tiếp theo hãy tự hỏi: “ Liệu tôi có thể thực sự xây dựng một sản phẩm mọi người muốn?” Đây là giai đoạn xác nhận, nơi mà bạn sao lưu trực giác của bạn với dữ liệu đáng tin cậy.

WebTV là một ví dụ. Họ thất bại trong việc xác nhận các giả định với việc ra mắt một dịch vụ truyền hình tương tác. Được thành lập vào năm 1996, thiết bị WebTV hứa hẹn sẽ đưa internet vào nhiều ngôi nhà mà không cần sử dụng một máy tính. Đó là một ý tưởng thú vị, nhưng gặp một vấn đề – đó là nhu cầu. Đây là câu hỏi các nhà lãnh đạo của công ty thất bại trong việc tự hỏi, tự nhận định: “ Liệu có phải mọi người đều muốn lướt web và đọc email, trên TV của họ?”.

Mọi người không muốn sử dụng TV của họ để lướt web, xem phim trong giai đoạn 20 năm trước đây. Và họ cũng không sử dụng smart TV của họ cho các việc tương tự ở hiện nay. Thực ra, chỉ có khoảng 10% những người sở hữu TV sử dụng chúng cho các trình duyệt web, và thậm chí ít hơn để chơi game, mua sắm hoặc email. Và dữ liệu này được đúc kết lại trong năm 2012! Với việc áp dụng ở một tỷ lệ thấp như vậy ngay cả trong hiện tại, thì ý tưởng trên của WebTV chắc chắn không phải là thú vị, hay ho đi trước thời đại.

Bởi vậy, yếu tố phù hợp với thị trường là rất quan trọng. Bạn phải xác định xem đối tượng mục tiêu có thực sự quan tâm đến sản phẩm của bạn và sẵn sàng trả tiền cho nó hay không. Để làm việc này, bạn cần thu thập cả dữ liệu định tính và định lượng thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp và các cuộc điều tra vô danh. Rồi sau đó bạn phải trình bày dữ liệu một cách dễ nhớ, dễ hiểu, và hiệu quả khi áp dụng vào thực tế.

3. Điều chỉnh theo sở thích của khách hàng.
Mọi người đã quan tâm đến sản phẩm của bạn, và bạn đã sẵn sàng bắt đầu chuyển đổi người truy cập thành khách hàng. Bây giờ là lúc để tập trung vào chuyển đổi, nhưng câu hỏi vẫn còn đó: làm thế nào để chuyển đổi người truy cập thành khách hàng?

Trở lại năm 1998, trang boo.com đặt mục tiêu trở thành nhà bán lẻ đồ dùng thể thao trực tuyến toàn cầu đầu tiên trên thế giới. Nó có một thị trường mục tiêu lớn trị giá 60 tỷ $, 130 triệu $ trong ngân sách và lợi thế là người đi đầu. Vào ngày nó ra mắt, trang web mang lại trong khoảng 50.000 lượt người truy cập. Tuy nhiên, chỉ có 1/ 250 người đặt hàng – một tỷ lệ chuyển đổi chỉ khoảng 0,25%.

Công ty này đã không thực hiện các nghiên cứu để xác định xem liệu người tiêu dùng đã có công nghệ cần thiết để sử dụng trang web chưa. Vì vậy thời gian download chậm chạp, và giá cao hơn so với mức người tiêu dùng sẵn sàng chi ra, tệ hơn là thời gian giao hàng kéo dài.

Để khắc phục vấn đề như thế này, bạn nên tiếp tục để kiểm tra phản ứng sau khi khởi chạy web, thu thập ý kiến ​​phản hồi từ người sử dụng để cải thiện hiệu suất và điều chỉnh khi cần thiết. Tìm ra những gì bạn thiếu. Bạn đã có một Call- To-Action(CTA) và nội dung trên trang chủ để thu hút người dùng để đăng ký chưa? Hãy phân tích hành vi của họ để tìm hiểu những người chọn mua, không mùa; giá cả của bạn và các chi tiết khác.

4. Quyết định mở rộng hay đứng yên
Bạn đã làm ra sản phẩm phù hợp với thị trường, và bạn đang mở rộng quy mô lưu lượng web tới con số khá lớn. Bây giờ bạn phải quyết định xem có nên mở rộng hay không – đây chính là giai đoạn tăng trưởng. Bạn có thể mở rộng quy mô? Bạn có thể gia nhập một thị trường mới? Bạn phải cân nhắc rất nhiều điều.

Gần 70 phần trăm các startup thất bại do sinh non, gặp khó khăn trong việc xác định khả năng mở rộng. Nếu bạn tìm thấy bạn đã xây dựng các sản phẩm sai, thêm các tính năng sai, thuê quá nhiều người hoặc không đầu tư đủ tiền, thì vẫn còn quá sớm để quyết định mở rộng quy mô. Hãy nên vẫn tập trung vào mô hình kinh doanh của bạn trong hiện tại và thích ứng với nó. Đây là điều cần thiết. Nó phải luôn luôn là một công việc trong tiến trình. Chứ không phải quyết định bộc phát.

Để mở rộng quy mô một cách bền vững, bạn cần kiểm tra chiến dịch Marketing của bạn trong hiện tại; các thị trường trọng điểm của đối thủ; và thậm chí các thị trường hoàn toàn khác nhau.

Trong không gian startup, bạn dễ dàng phạm phải những sai lầm. Thành công là cách bạn phản ứng với chúng. Bạn sẽ học hỏi từ những sai lầm, và hướng về phía trước? Hay bạn sẽ bỏ qua những dấu hiệu cho thấy rằng sản phẩm của bạn không phù hợp với thị trường?

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *